Định nghĩa co lên máng cáp là gì?
Hẳn với nhiều người trong lĩnh vực xây dựng, co lên máng cáp là sản phẩm vô cùng quen thuộc. Đây là 1 loại phụ kiện máng cáp phổ biến và rất được yêu thích hiện nay. Co lên máng cáp còn được gọi là co bụng hoặc co trong nhằm chuyển hướng máng cáp theo hướng đi lên.
Có rất nhiều dạng co lên máng cáp như: co lên cút 90 độ, co vòng cung chuyển hướng đi lên. Chúng được liên kết với nhau 1 cách bền vững và chặt chẽ bằng hệ thống ốc vít và bulong. Do đó, khách hàng có thể yên tâm về độ an toàn cũng như tính chắc chắn của hệ thống máng cáp điện.
Thông số kỹ thuật co lên máng cáp
- Chất liệu: thép tấm, tôn sơn tĩnh điện
- Hình dáng: vòng cung chuyển hướng đi lên, đột lỗ hoặc không đột lỗ
- Kích thước chiều rộng: 100 – 800 mm
- Kích thước chiều cao: 50 – 200 mm
- Độ dày: 0.8 mm; 1.0 mm; 1.2 mm; 1.5 mm, 2.0 mm
- Màu sắc: trắng, cam, ghi…
Ngoài những thông số cơ bản trên, vật liệu, kích thước của co lên máng cáp còn phụ thuộc trực tiếp vào yêu cầu của khách hàng. Chúng đảm bảo sao cho hài hòa với hệ thống máng cáp, an toàn cho công trình điện.
Độ dày cơ bản của co lên máng cáp là: 0.8 mm – 2.0 mm… Màu sắc của sản phẩm phụ thuộc vào màu của vật liệu hoặc màu của sơn tĩnh điện.
Có thể nói, co lên máng cáp là sản phẩm không thể thiếu trong các công trình đi đường dây điện hiện nay. Chúng có tác dụng nâng đỡ dây điện, chuyển hướng hệ thống máng cáp theo chiều hướng đi lên. Đặc biệt, với những không gian đặc thù, chật hẹp, khúc khuỷu thì đây là phụ kiện không thể thiếu.
Sử dụng co lên máng cáp, hệ thống công trình điện sẽ được gọn gàng, an toàn và khoa học hơn. Đặc biệt, chúng giúp chủ công trình tiết kiệm được kinh phí, nhân công trong khâu lắp đặt. Quá trình bảo trì, bảo dưỡng vì thế mà cũng nhanh chóng hơn.
Hiện nay, co lên máng cáp được ứng dụng rất nhiều. Đặc biệt là những công trình lớn như: chung cư, nhà cao tầng, nhà xưởng, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, khách sạn…